Sao anh biết tôi không biết?

“Trồng người” giống như trồng một cái cây. Có người muốn cây tự sinh tự diệt, tự vươn lên cuộc sống nhưng cũng có người muốn uốn nắn cây theo ý mình, cũng có người muốn trồng cây theo dáng tự nhiên vốn có nhưng qua bàn tay tưới tắm của con người. Cho nên mới nói để con tự vươn lên trong cuộc sống vì ai cũng có một bản năng sinh tồn là điều ai cũng mong muốn nhưng nếu không có sự hỗ trợ của gia đình thì con cũng chẳng đạt như mình mơ ước.

Tuổi đời tôi chưa đủ lớn nhưng kinh nghiệm về đời sống cũng không ít. Từ chính thất bại của bản thân, sau đó sống và làm viêc trong một “xã hội thu nhỏ” (chợ) nên tôi hiểu gia đình chính là động lực để sống vì mọi người “đầu tắt mặt tối” cũng chỉ mong cho con bữa cơm ngon, canh ngọt. Quần quật ngày đêm cũng chỉ ráng gửi cho con ít tiền học phí, khá hơn thì lo cho con một chỗ làm ổn định. Khi con lớn, đủ tuổi dựng vợ gả chồng thì cũng ky cóp cho còn ít tiền để phụ con có cái chỗ “chui ra chui vào”. Cho nên mới nói rất ít ai thương người thân nhưng không giúp họ.

Tôi hạnh phúc đã trải nghiệm tất cả mọi cảm giác: từ vui đến buồn, từ hưng phấn đến tuyệt vọng, từ khoái cảm đến vô cảm… Chính vì đã trải qua một quá trình như vậy nên mới cảm nhận được rằng “gia đình là động lực để sống”. Bất chợt nhớ tới câu chuyện được nghe từ lâu: “Trang tử cùng Huệ tử đứng chơi trên cầu hào thành. Trang tử nói: ‘Cá xanh, bơi lội thung dung. Cá vui đó’. Huệ tử nói: ‘Ông không phải là cá, sao biết cá vui?’. Trang tử nói: ‘Ông không phải tôi, sao biết tôi không biết?’. Huệ tử đáp lại: “Tôi không phải ông nên không thể biết được ông, còn ông không phải cá, ông cũng không sao biết được cái vui của cá’. Trang trả lời: ‘Xin xét lại câu hỏi đầu. Ông hỏi tôi làm sao biết được cá vui? Đã biết là tôi biết, ông mới có hỏi ‘làm sao mà biết’… Thì đây, làm thế này, tôi đứng trên hào thành mà biết được'”.

Cho nên mới nói mỗi người có một trải nghiệm về cuộc sống, một cách nhìn khác nhau, đừng lấy cách nhìn của mình mà áp đặt cho người khác. Anh không phải là tôi sao biết tôi không biết? Vì thế, “phải nhìn sâu vào bản chất của mọi vấn đề, đừng nhìn hời hợt”.

Gia đình là động lực để sống

Làm phòng kinh doanh nên cũng khá rảnh rỗi, sáng hay lên mạng đọc tin tức cỡ nửa tiếng. Sáng nay đọc được câu “mọi việc cha làm đều vì gia đình” sao thấy có chút bóng dáng ba mình trong đó. Ông là một người chăm chỉ, ham học hỏi, đi lên từ hai bàn tay trắng và cũng luôn nghĩ mọi thứ tốt nhất dành cho gia đình.

Ba mình cũng nói một câu y như vậy “Mọi việc ba làm đều vì gia đình“. Ba cố gắng ráng làm thêm một vài năm bằng các con làm cả đời vì ba đã có kinh nghiệm, mối quan hệ, uy tín cái mà ba đã tạo dựng cả cuộc đời”. Mới thấy rằng tất cả mọi người đều mong muốn làm được những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân. Con người luôn nỗ lực không ngừng cho một mục đích đó. Bất chợt nghĩ vậy mục tiêu cuộc đời là gì? Nếu không có một mục tiêu, những nỗ lực đưa vào vị trí sẽ là vô ích. Tình trạng này cũng tương tự như một cuộc đua mà vận động viên không biết đâu là về đích.

Chợt nhớ về viễn cảnh sứ mệnh tương lai làm cách đây vài năm, khi đó đang học quản trị kinh doanh. Bức tranh tương lai lúc đó là trở thành một người giàu có, nếu có thể thì trở thành triệu phú. Vì đọc đâu trong cuốn sách nào đó “Theo quan niệm truyền thống cho rằng đồng tiền là nguồn gốc của ngàn vạn tội ác nhưng người hiện đại cho rằng tiền là những tiêu chí của sự thành công”. Và tất nhiên, tiền trong phạm vi pháp luật cho phép, tức không buôn lậu hay thu được từ hành động bất chính.

Có tiền có thể thực hiện mục tiêu giá trị của mình, có thể sống cuộc sống mà mình muốn. Có thể không cần phải lo cơm áo gạo tiền. Có thể huởng thụ ba bữa cơm ngon canh ngọt, buổi tối tham dự các buổi tụ tập cao cấp, cuối tuần lái xe ra biển câu cá, mỗi năm đi nghỉ ở nước ngoài một, hai lần. Điều quan trọng là có tiền mới có thể tự do và tự tin. Cho nên Mác mới nói: “Vật chất là tính thứ nhất, tinh thần là tính thứ hai. Vật chất là cơ sở của tinh thần” hay “Có thực mới vực được đạo”.

Nhưng phải hơn năm sau mới phát hiện mình đã vô tình nhầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện. Muốn thực hiện mục tiêu giá trị của mình, có thể sống cuộc sống mà mình muốn, ta nghĩ tới tiền, giàu có, trở thành triệu phú nhưng hóa ra tiền chỉ là phương tiện! Giàu có chỉ là phương tiện! Ngày nay, sự giàu có là mục tiêu của đại đa số mọi người. Thực chất đó chỉ là phương tiện để làm điều chúng ta muốn. Vì vậy, có nhiều người sống vì tiền và cuối cùng cũng chết trên đống tiền ấy. Họ đã nhầm giữa mục đích và phương tiện. Thật ra, giàu có chỉ là một trong 10 loại thành đạt khác nhau mà thôi.

Nhưng làm giàu để làm gì? Cũng chỉ để mong muốn làm những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân. Một vòng luẩn quẩn, từ đời cha sang đời con và từ đời con sang đời con của con, cứ thế tiếp mãi… nên mới nói nếu mình thấy “đủ” thì nó “đủ”. Chợt nhận ra “sứ mệnh” không phải là giàu nữa mà là cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, người thân và bản thân hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, sống trong một đất nước đang phát triển với đầy rẫy cạnh tranh, nào là cạnh tranh về bằng cấp, con cái, địa vị xã hội… nên không thể chỉ đơn giản “một túp lều tranh với hai trái tim vàng”.

Sống là để hoàn thiện bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng vì không ai sinh ra trên đời đã là một người hoàn hảo. Và cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng. Chúng ta đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều biến cố giúp ta nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, hoàn thiện những kỹ năng mà ta chưa có, thay thế những kiến thức lạc hậu. Để đến cuối cùng tự hào là mình đã sống một cuộc sống không vô vị.

http://ngoisao.net/tin-tuc/choi-blog/2012/11/gia-dinh-la-dong-luc-de-song-220028/

VẺ ĐẸP PHỤ NỮ 30

xám đen (5)

Phụ nữ thường lo sợ khi đối diện với tuổi 30 bởi những ám ảnh về nhan sắc, tuổi tác. Nhưng nếu cảm nhận vẻ đẹp trọn vẹn của người phụ nữ tôi nghĩ đẹp nhất là năm 30 tuổi.

Vì khi 30 người phụ nữ trở nên chin chắn, đằm thắm hơn khi trãi nghiệm quá trình cuộc sống.

Họ không còn vẻ ngây thơ của cô bé sinh viên mới chập chững vào đời, không còn vẻ bỡ ngỡ ngại ngùng khi mới bước chân đi làm, không còn e ấp như cô dâu mới bước về nhà chồng… 30 tuổi, họ có công việc ổn định, một quãng thời gian không phải ngắn để hoàn thiện bản thân. Nếu may mắn tìm được người “tâm đầu ý hợp”, họ có thể đã có một gia đình đầm ấm và thực hiện thiên chức làm mẹ.

Vẻ đẹp của phụ nữ 30 là vẻ đẹp tự tin về cuộc sống, có công việc, hay có chồng, có con, đã hoàn thành trách nhiệm với bản thân và xã hội. Vẻ đẹp của phụ nữ 30 là vẻ đẹp tỏa sáng tâm hồn, có thời gian, sức khỏe, chút ít tiền bạc để sống với sở thích của bản thân mình. Có thể thả hồn vào những quyển truyện tiểu thuyết mà không sợ ba mẹ la “Không lo học hành”.

Có thời gian để café bạn bè, thả tâm hồn vào những sở thích như hội họa, văn thơ mà trước đây ta mãi bận bịu với những kì thi, những cuộc tình và những lo toan cuộc sống mà ta đang còn dang dở. Đủ chi trả cho một chuyến du lịch để cảm nhận cuộc sống, làm giàu tâm hồn. Có khả năng mua cho mình một món đồ mà đã từ rất lâu mình đã từng yêu thích.

30 tuổi không phải tuổi để hưởng thụ, nhưng là tuổi “chín” nhất của người phụ nữ. Mẹ tôi thường than thở: “U 50 như mẹ bây giờ đã ổn định về mặt kinh tế nhưng sức khỏe lại giảm, muốn đi du lịch cũng phải đi với bạn bè, người thân. Cảm giác thích mua sắm cũng không còn vì cái mình thích thì đã qua cái tuổi để mặc, hay mặc cũng không còn đẹp như khi còn trẻ. Nên bây giờ khi có tuổi trẻ, sức khỏe, đam mê con hãy làm những điều con thích, đừng nghĩ về tiền nhiều quá. Cuộc sống đó có bao lâu mà hững hờ?”

http://ngoisao.net/tin-tuc/choi-blog/2012/11/ve-dep-cua-phu-nu-30-218716/